Đền thờ Baha’i tại Ấn Độ kỷ niệm Lễ Bạc (25 năm)

Kỷ niệm lần thứ 25 Đền thờ Baha’i mở cửa tại đây, vị Nguyên Thủ Delhi đã ca ngợi ảnh hưởng mà Đền thờ Baha’i mang lai cho xã hội Ấn Độ và các nước khác.

Đền thờ Baha’i tại Ấn Độ quen thuộc với tên gọi là “ Đền thờ Hoa Sen” bởi vì một thiết kế đoạt giải thưởng nhờ cảm hứng từ đóa hoa sen.

Vị Nguyên Thủ Sheila Dikshit nói với đám đông tham dự Lễ Bạc (25 năm) của Đền thờ Baha’i: ” Đây là một tòa kiến trúc rất biểu tượng của Ấn Độ, không đâu có kiểu kiến trúc giống như vậy. Nhờ Đền thờ này Delhi cũng đã tìm ra được cách thức chạm vào tâm hồn của hàng triệu dân chúng trên khắp thế giới.”

Sự nhận xét của vị Nguyên Thủ khi bà có cuộc viếng thăm vào buổi sáng sau cùng của một tuần lễ kỷ niệm với hơn 5.000 khách viếng thăm khắp tiểu lục địa cũng như khoảng hơn 60 nước khác cùng tề tựu tại khu Đền thờ.

Bà Dikshit nói tại buổi lễ kỷ niệm:” Tôi mong có thể bày tỏ bằng những lời lẽ vui sướng của tôi. Thông điệp của quý vị là thông điệp cho thế giới ngày nay. Tôn giáo Baha’i là tôn giáo dạy tất cả chúng ta đều bình đẳng. Nó vượt lên trên bất cứ mối quan tâm hẹp hòi nào về nhân loại.”

Trong Thông điệp của Tòa Công lý Quốc tế đánh dấu sự kiện này ghi nhận “năng lực của Đền thờ Baha’i đã hòa hợp mọi sự biểu lộ khác nhau của khách viếng thăm, đã đánh thức tính cao thượng trong tâm hồn họ, và gia tăng niềm hy vọng cho hòa bình.”

Tòa Công lý Quốc tế viết:”Dưới bóng mát của dinh thự tráng lệ này, hàng triệu người tìm Thượng Đế đã tìm thấy sự yên tỉnh và được nâng cao bởi những bài hát ca ngợi và tán dương được dâng lên từ bên trong chốn thiêng liêng.”

Buổi lễ cũng nhận được lời chào mừng của Tổng Thống Ấn Độ, bà Shrimati Pratibha Devisingh Patil, và Cựu Tổng Thống, Tiến sĩ A.P.J. Kalam.

Tiến sĩ Kalam nói:”Đền thờ Baha’i với môi trường đẹp đẽ truyền đi thông điệp về làm sao để tôn vinh mọi sự khác biệt hiện hữu trong xã hội. Văn hóa về sự tôn vinh mọi khác biệt trong xã hội là sự đóng góp to lớn nhất mà Tôn giáo Baha’i cống hiến cho nhân loại.”

Đền thờ Baha’i tại Ấn Độ quen thuộc với tên gọi là “ Đền thờ Hoa Sen” bởi vì một thiết kế đoạt giải thưởng nhờ cảm hứng từ đóa hoa sen. Đó là Đền thờ thu hút nhiều du khách viếng thăm nhất trên thế giới. Với một phần tư thế kỷ qua, bình quân Đền thờ Baha’i đã đón mỗi năm khoảng 4,3 triệu khách thuộc mọi dân tộc, mọi tôn giáo và mọi tầng lớp viếng thăm.

Mục đích của Đền thờ Baha’i là cung cấp một nơi gặp gỡ cho mọi người để cầu nguyện và suy tưởng, cũng như đến thời điểm thích hợp sẽ có một loạt các công trình phụ để phụng sự cho nhu cầu giáo dục và xã hội của dân chúng.

Tòa Công lý Quốc tế đã nói: “Đền thờ Baha’i tại New Delhi không chỉ giúp nhân loại bày tỏ những mong ước sâu xa về thờ phượng Thượng Đế mà còn chứng tỏ hiệu quả trong sự hiểu biết và truyền thụ về sự thờ phượng trong việc phụng sự vô tư cho một nhân loại tốt đẹp hơn.”

Sự đóng góp ngày một to lớn của Đền thờ Baha’i cho xã hội Ấn Độ cũng được Bộ Trưởng Du lịch, Subodh Kant Sahai ghi nhận: ”Phụng sự như là một địa điểm cho mọi hoạt động như giáo dục đạo đức cho các cháu thiếu nhi và thiếu niên cũng như là nơi gặp gỡ của những người lớn để học về những nguyên lý tinh thần một cách có hệ thống và ứng dụng các nguyên lý đó vào đời sống hàng ngày.”

Thông điệp “Sự thờ phượng sẽ không đầy đủ trừ khi nó được chuyển thành việc phụng sự” được lặp lại trong suốt một tuần lễ kỷ niệm qua nhiều chủ đề như sự hòa hợp công cộng, sự chuyển biến xã hội, giáo dục thiếu nhi và sự trao quyền cho thanh niên.

Đóng góp của giới trẻ trong sự kiện này là các chương trình cầu nguyện, biểu diễn nghệ thuật và các buổi diễn thuyết bao gồm những cá nhân và đại diện của các tổ chức đã đoạt được giải thưởng “ Vô địch về sự biến đổi xã hội”

Tôn vinh những người xây dựng Đền thờ Baha’i tại Ấn Độ

Kết thúc bài nói chuyện của vị Nguyên Thủ New Delhi tại buổi lễ Kỷ niệm 25 năm Đền thờ Baha’i tại Ấn Độ, bà đã ca ngợi vị kiến trúc sư Đền thờ người Canada là Fariborz Sahba, đang tham dự sự kiện này và những người bảo quản Đền thờ này cho đến ngày hôm nay.

Bà Dikshit nói:”Trên tất cả tôi muốn cuối đầu trước những người đã gìn giữ công trình này cũng như nghĩ đến những người trong những ngày đầu tiên.”

Sáu thành viên của tổ xây dựng ban đầu đã được giới thiệu để nhận những phần quà kỷ niệm. Trong số đó có Anumolu Ramakrishna, cựu Chủ tịch và là Giám đốc Điều hành của Lasen & Toubro Ltd – công ty công nghiệp xây dựng Đền thờ.


Đã đăng

trong chuyên mục

Thẻ:

Bài viết liên quan