Thiết kế về Dền thờ Baha’i cấp quốc gia được trưng bày ở Papua New Guinea

PORT MORESBY, Papua New Guinea – Trong một sự kiện lịch sử vào sáng sớm hôm nay, thiết kế cho Đền thờ Baha’i cấp Quốc gia của Papua New Guinea (PNG) được công bố. Đền thờ sẽ là một trong hai ngôi Đền thờ Baha’i cấp Quốc gia được xây dựng trên thế giới vào những năm tới, biểu thị một cột mốc mới cho cộng đồng của thế giới Baha’i.

Thiết kế của Đền thờ Baha’i cấp Quốc gia của Papua New Guinea.

Khoảng 500 người tụ tập tại địa điểm xây dựng đền thờ tại thủ đô Port Moresby để tôn vinh một dịp chưa từng có này, được tổ chức vào Naw-Ruz, năm mới Baha’i.

Âm nhạc và múa truyền thống từ các đại diện của nhiều vùng trên cả nước đã thắp sáng niềm vui mừng hưng phấn của buổi lễ. Một nhóm từ làng Madina, quê hương của người Bahá’í bản địa đầu tiên ở Papua New Guinea, đã biểu diễn điệu múa thiêng liêng để đánh dấu cho dịp này.

Chương trình bắt đầu với việc hát nhạc kinh cầu nguyện Baha’i do một ban hợp xướng nhỏ của thanh niên. Một người tham dự đã miêu tả “Từ điểm thuận lợi của vị trí cao này nhìn qua thung lũng Waigani và các tòa nhà và khu thương mại ở xa và cảm nhận được làn gió mát trong thời tiết nóng bức, nghe những lời của Thượng Đế thực sự xúc động”.

Sau một chương trình cầu nguyện nâng cao tinh thần, Tổng Thư ký Hội đồng Tinh thần Quốc gia của Papua New Guinea đã trình bày về khái niệm của một Đền thờ Baha’i.

Tổng Thư ký Hội đồng Quốc gia Confucius Ikoirere, cho biết trong các Thánh thư Baha’i, Đền thờ Baha’i được mô tả là một trung tâm tập thể của xã hội để làm thăng tiến tình yêu thương chân thành. Đền thờ như là một nơi thờ phượng chung được mở ra cho tất cả các cư dân trong cộng đồng, bất kể họ thuộc tôn giáo, tầng lớp xã hội, dân tộc hay giới tính nào. Ông Ikoirere cũng nói về tầm quan trọng của Đền thờ đối với việc xây dựng cộng đồng và cách mà Đền thờ gắn kết giữa phụng sự và thờ phượng và là sự độc đáo trong biên niên sử của tôn giáo.

Đạo hữu Rodney Hancock từ New Zealand, – một trong hai vị đã đưa Tôn giáo Baha’i đầu tiên tới PNG vào thập niên 1950 – đã được yêu cầu công bố thiết kế Đền thờ trước khán giả.

Một nhóm phụ nữ từ Mount Brown đã hát một bài hát bằng ngôn ngữ truyền thống của họ, mô tả cách cha mẹ họ đã chấp nhận Đức tin Baha’i.

Nội thất của Đền thờ Baha’i cấp Quốc gia của Papua New Guinea.

Nhóm kiến trúc sư gồm kiến trúc sư bản địa của Papua New Guinea là Henry Lape và Saeed Granfar cũng đã thuyết trình trước cử tọa. Họ giải thích rằng “việc tìm kiếm một chủ đề phổ quát cho đền thờ là” một thách thức sâu sắc ở một quốc gia có hơn 700 nhóm văn hoá khác biệt.

Ông Lape và ông Granfar đã nói tiếp: “Một hình ảnh tinh tế đặc biệt nổi bật đối với chúng tôi là về nghệ thuật dệt. Trong cuộc sống làng quê truyền thống, vẫn còn tồn tại và sống động ở Papua New Guinea ngày nay, cũng như trong các hộ gia đình ở thành thị, các mặt bằng dệt và các vật thể dệt được tìm thấy rất nhiều. Đó là một hình ảnh phản ánh gần gũi với ‘quê hương’ đối với nhiều người trong chúng ta, một hình thức nghệ thuật đẹp đang vận hành và vốn có mà chúng ta tương tác hàng ngày”.

Sự phản ánh của các kiến trúc sư cũng nhấn mạnh đến việc Đền thờ sẽ là không gian mà nhân dân Papua New Guinea có thể đoàn kết trong việc thờ phượng Thượng Đế và tìm nguồn cảm hứng để cùng nhau phụng sự nhân loại. “Thủ công dệt cũng tương tự như quá trình xây dựng sự thống nhất trong đa dạng.

Các sợi dây cá nhân bện lại với nhau để tạo thành một vật vô cùng mạnh mẽ hơn các phần cấu tạo của vật thể, và toàn bộ đều dựa vào sự đóng góp của từng sợi cá nhân riêng lẻ.”

Toà nhà trung tâm của Đền thờ sẽ có sức chứa 350 người. 9 lối vào có mái che phản ánh một cấu trúc truyền thống liên quan đến tính thiêng liêng ở nhiều vùng lớn của đất nước.


Đã đăng

trong chuyên mục

Thẻ:

Bài viết liên quan