Quan điểm phát triển của Baha’i về đối thoại liên tôn

OSLO, Na Uy – Các cuộc họp mặt liên tôn quốc tế gần đây làm nổi bật sự nhận thức ngày càng tăng trên thế giới. Nhiều chủ thể xã hội đang nhìn thấy trong cuộc đối thoại liên tôn giáo một tiềm năng mới để hướng đến sức mạnh mang tính xây dựng của đức tin nhằm cải thiện xã hội.

Đạo hữu Britt Strandlie Thoresen, người đứng đầu tổ chức liên tôn quốc gia Na Uy nói “Nếu tất cả chúng ta đều có sự khiêm tốn thay vì khăng khăng đòi độc quyền về quan điểm của chính mình, thì chúng ta bắt đầu học hỏi lẫn nhau”. Là một người Baha’i, cam kết của bà đối với các cuộc đối thoại liên tôn xuất phát từ niềm tin vào sức mạnh của tình bằng hữu để thúc đẩy sự đoàn kết. Bà nói “Chúng ta đang cố gắng cùng nhau tìm ra một con đường chung, một con đường để cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.”

Đạo hữu Britt Strandlie Thoresen, người đứng đầu tổ chức liên tôn quốc gia Na Uy (người thứ hai bên phải) cùng với những người trong ban hội thảo đoàn tại Hội nghị G20.

Ngày nay, phong trào liên tôn có thể phản ánh hơn một thế kỷ kinh nghiệm đối thoại trau dồi giữa những người có đức tin khác nhau. Vào cuối thế kỷ 19, phong trào đang phát triển dường như hứa hẹn sẽ mở ra một sự công nhận về sự thống nhất của tôn giáo. Thế kỷ 20 đã vẽ một bức tranh rất khác. Hai cuộc chiến tranh thế giới, sự gia tăng dường như khó chữa của căn bệnh bạo lực giáo phái, trào lưu chính thống và quá khích tôn giáo đã khiến nhiều người bất mãn với tôn giáo và cảnh giác với giá trị của phong trào.

Tuy nhiên, phong trào liên tôn đã có những đóng góp ấn tượng trong việc thúc đẩy sự đoàn kết giữa các cộng đồng tôn giáo trên thế giới. Càng ngày mọi người càng có ý thức làm thế nào phong trào có thể tiến xa hơn nữa trong việc giúp loài người đạt được mức độ thống nhất cao hơn trong việc giải quyết những thách thức nặng nề nhất của nó.

Đối với Baha’i, một thế kỷ tham gia vào các hoạt động liên tôn trên toàn thế giới đã đưa đến một sự phản ánh sâu sắc trong những năm gần đây. Tiềm năng của các không gian được mở ra nhân danh cuộc đối thoại liên tôn là gì? Mục tiêu và hy vọng của nó ngày nay là gì? Làm thế nào chúng ta có thể tham gia vào một bài diễn thuyết dựa trên những hiểu biết về tôn giáo nhưng đi xa hơn để khám phá sự liên quan của chúng với một thế giới bị xáo trộn?

Cô Venus Khalessi, người đại diện cho cộng đồng Baha’i tại Diễn đàn Liên tôn G20 ở Buenos Aires, Argentina, vào tháng 9 năm ngoái giải thích: “Một cách nhìn về tôn giáo như là một hiện tượng vượt qua bất kỳ một tín ngưỡng hay giáo phái nào”. Một trong những mục tiêu của việc tham gia đối thoại liên tôn, là rút ra những nguyên tắc phổ quát và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau khi áp dụng chúng. Vấn đề là làm việc hướng tới một thế giới hòa bình và công bằng hơn. Cô nói “Theo nghĩa này, tôn giáo có thể được coi là một hệ thống kiến thức và thực hành đang phát triển và cung cấp những hiểu biết và các giá trị có thể giúp xã hội tiến lên.”

Quan điểm cho rằng tôn giáo có vai trò quan trọng và mang tính xây dựng trong cuộc sống của nhân loại đã được chia sẻ bởi đại diện của nhiều nhóm tôn giáo tại Diễn đàn G20. Bài thuyết trình về khái niệm của cuộc hội thảo mô tả vai trò nổi bật của tôn giáo trong nhiều vấn đề xã hội.

“Thừa nhận hay không, trên khắp thế giới tôn giáo giải quyết các vấn đề thách thức mà xã hội và các quốc gia phải đối mặt cũng như sự thịnh vượng xã hội rộng lớn hơn. Không có sự đầu tư về thời gian và nguồn lực mà các tổ chức và cá nhân có động lực tôn giáo cung cấp, thì mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc (SDG) không thể đạt được.”

Nghị viện Tôn giáo Thế giới năm 1893 tổ chức tại Chicago, Hoa kỳ đánh đấu sự ra đời của các Hội nghị Liên tôn.

Vào tháng 11/2018, hơn 8.000 người từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại Toronto, Canada, để tham dự Nghị viện của Tôn giáo Thế giới, một diễn đàn lớn khác cho phong trào liên tôn toàn cầu. Baha’i đã tổ chức các phiên họp về các chủ đề liên quan như trao quyền cho thanh niên, mối quan hệ giữa tôn giáo và quyền công dân, nguyên lý thống nhất, bình đẳng nam nữ, thống nhất chủng tộc, v.v. Tổng cộng, hơn 60 bài thuyết trình đã được Baha’i cung cấp, thường hợp tác với những người có đức tin khác nhau.

Bà Thoresen thấy giá trị lớn trong việc tiếp tục đầu tư thời gian vào các hoạt động liên tôn. Bà nói “Chúng tôi đang học từng bước một. Chúng tôi đang học cách lắng nghe, suy ngẫm và giao tiếp với nhau theo cách xây dựng sự hiểu biết chung.”

Bà nói tiếp “Trong bối cảnh này, điều quan trọng không phải là chú tâm vào sự khác biệt mà là cố gắng xây dựng dựa trên những gì chúng ta có chung, và đó thực sự là rất nhiều”. Hội đồng về Liên tôn Quốc gia ở Na Uy, mà bà Thoresen làm chủ tịch, không chỉ tổ chức các cuộc họp mặt liên tôn thường xuyên ở thủ đô Oslo mà còn thúc đẩy đối thoại liên tôn trong các cộng đồng địa phương trong cả nước.