Bài viết này là một phần của một loạt về cuộc bầu cử Baha’i, được trích từ ấn phẩm có tiêu đề “Tính thiêng liêng của bầu cử Baha’i”.
TRÍCH THƯ CỦA ĐỨC SHOGHI EFFENDI VÀ THƯ VIẾT THEO LỆNH ĐỨC SHOGHI EFFENDI
Tôi cảm thấy rằng việc đề cử các cá nhân trước cuộc bầu cử sẽ khiến người ta hiểu sai và gây ra những khoảng cách. Cái mà đạo hữu cần làm là phải kết bạn thật thân thiết với nhau, trao đổi quan điềm, gặp gỡ tự do và trao đổi với nhau về nhu cầu và phầm chất cho mỗi cương vị mà không đề cử hay ứng cử, dù là gián tiếp đến thế nào đi nữa. Chúng ta không nên tác động đến ý kiến của người khác….
Thư ngày 14/5/1927 do Đức Shoghi Effendi gửi một Hội đồng Tinh thần Akron Ohio, đăng trên tạp chí Mỹ “ Baha’i New Letters” số 18 (6/1927) trang 9 (25)
. . .việc đề cử gây phương hại đến không khí của cuộc bầu cử trang trọng và đầy tính tâm linh, phải được xem là không tin cậy, bởi nó trao quyền cho số đông của một tổ chức, mà trong hoàn cảnh hiện tại, thường được thành lập từ một thiểu số trong số các đại biểu được bầu, đánh mất quyền của Thượng Đế trao cho tất cà cử tri, để bỏ phiếu chỉ cho những ai mà mình sáng suốt cảm thấy là những người xứng đáng nhất…
Thư ngày 27/5/1927 do Đức Shoghi Effendi gửi Hội đồng Tinh thần Quốc gia Mỹ và Canada, đăng trong “Nền Quản trị Baha’i” trang 136 (26)
Đức Giáo Hộ hoàn toàn tin tưởng rằng việc đề cử trong các cuộc bầu cử Baha’i là không tuân theo các nguyên lý của tinh thần chủ đạo cho tất cả các cuộc bầu cử của người Baha’i, dù là có tầm quan trọng và tính chất địa phương hay quốc gia. Chính nhờ không có sự đề cử như vậy, đã tạo ra cho việc bầu cử Baha’i một đặc điểm có một không hai và ưu việt hơn hẳn so với các phương pháp bầu cử ngoài đời. Việc đề cử, đi ngược lại tinh thần của Nền Quản trị Baha’i cần được tất cả các đạo hữu loại bỏ triệt để. Bởi nếu không, quyền tự do của cử tri Baha’i trong việc lựa chọn các ủy viên của Hội đồng Tinh thần sẽ bị đe doạ nghiêm trọng, mở đường cho việc cá nhân thống trị. Không chỉ thế, việc đề cử cuối cùng dẫn đến việc hình thành phe phái – một việc hoàn toàn xa lạ với tinh thần của Chánh Đạo.
Thư ngày 4/2/1935 viết theo lệnh Đức Shoghi Effendi gửi một tín hữu, đăng trong “Ánh sáng của sự hướng dẫn thiêng liêng: những thông điệp của Đức Giáo Hộ gửi tín đồ Baha’i ở Đức và Áo” tập 1 (Hofheim Langenhain: Baha’i Verlag, 1982, trang 67-68 (27)
Ngoài những mối hoạ này, việc đề cử có mối bất lợi lớn là bóp nghẹt tinh thần sáng tạo và sự phát triển cá nhân của các tín đồ. Các bước tiến hành và phương pháp bầu cử Baha’i, có một trong những mục đích quan trọng của nó là sự phát triển tinh thần trách nhiệm của mỗi tín đồ. Bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tự do hoàn toàn trong bầu cử, người tín đồ phải trở thành một thành viên tích cực và có thông tin đầy đủ về cộng đồng Baha’i của mình. Để có thể quyết định khôn ngoan khi bầu cử, người tín đồ phải có mối quan hệ gắn chặt và lâu dài với tất cả các tín đồ khác, biết về mọi hoạt động ở địa phương, hoạt động truyền giáo, quản trị cũng như các hoạt động khác, và tham gia toàn tâm toàn ý và nhiệt thành vào công việc của các uỷ ban vả Hội đồng Tinh thần Quốc gia cũng như Hội đồng Tinh thần Địa phương trong nước. Chỉ bằng cách đó, một tín hữu mới có thể nâng cao nhận thức xã hội thực sự và có được ý nghĩa trách nhiệm thực sự đối với những vấn đề có ảnh hưởng tới quyền lợi của Chánh Đạo. Cuộc sống cộng đồng Baha’i bắt buộc mỗi tín hữu có đức tin và trung thực phải trở thành một cử tri thông minh, có thông tin đầy đủ và có tinh thần trách nhiệm, và đồng thời cũng cho tín đồ cơ hội tự nâng mình lên vị trí đó. Và bởi việc đề cử làm hạn chế sự phát triển những phẩm chất trên của người tín hữu, nó còn dẫn tới tham nhũng và bè phái, cần phải loại bỏ hoàn toàn trong tất cả các cuộc bầu cử Baha’i.
Bầu cử Baha’i, đặc biệt những cuộc bầu cử thường niên, cho cộng đồng một dịp để sửa chữa mọi thiếu sót và khiếm khuyết mà Hội đồng mắc phải do hành động của ủy viên. Do vậy một phương pháp an toàn đã được đưa ra, nhờ đó mà chất lượng của các ủy viên của các Hội đồng Baha’i có thể được cải thiện không ngừng. Nhưng như đã nêu trên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được phép xác định đặc tính hay đánh giá cơ cấu của Hội đồng Tinh thần qua phẩm chất cá nhân của các ủy viên Hội đồng.
Trích thư nhắc nhở do Toà Công lý Quốc tế viết (28)
Sự khác nhau cơ bản giữa các hệ thống bầu cử có các ứng cử viên và hệ thống bầu cử Baha’i là trong hệ thống có các ứng cử viên, các cá nhân hay những ai đề cử họ, quyết định rằng họ cần nắm được các vị trí quyền lực và tự đề cử mình để được bầu. Trong hệ thống Baha’i thì chính quần chúng cử tri quyết định điểu đó. Nếu một cá nhân tự mình phô trương trước mắt mọi người với mục đích như là muốn mọi người bỏ phiếu cho mình, các cử tri có thể coi đây là sự lừa phỉnh mình và cảm thấy bị xúc phạm bởi điều đó; họ biết phân biệt giữa một người nổi tiếng do kết quả tự nhiên trong việc phụng sự tích cực cộng đồng với một người tự phô trương mình trước công chúng chỉ để thu hút phiếu bầu.
Thư ngày 16/11/1988 gửi Trung tâm Truyền giáo Quốc tế (29)