Tham gia vào bầu cử

Bài viết này là một phần của một loạt về cuộc bầu cử Baha’i, được trích từ ấn phẩm có tiêu đề “Tính thiêng liêng của bầu cử Baha’i”.

TRÍCH THƯ CỦA ĐỨC SHOGHI EFFENDI

Các Hội đồng Tinh thần Địa phương sẽ được các tín đồ bầu trực tiếp, và mọi tín hữu từ 21 tuổi trở lên, không những không đứng ngoài và có thái độ lãnh đạm, thờ ơ, mà còn coi đó là nhiệm vụ thiêng liêng phải tham gia một cách có ý thức và tích cực vào bầu cử, vào công tác củng cố một cách có hiệu quả của Hội đồng Tinh thần Địa phương mình.

Thư ngày 12/3/1923 gửi Baha’i phương Tây, Nhật và Australasia, đăng trong “ Nền Quản trị Baha’i, trang 39 (30)

Một điều tôi cảm thấy không có gì phải bàn cãi là phải tạo điều kiện cho các đại biểu, nếu không thể đi dự được thì phải gửi phiếu bầu của mình tới đại hội… Điều cần phải làm rõ đối với tất cả các đại biểu đắc cử rằng đây là một trách nhiệm thiêng liêng và nếu bản thân họ tự đi dự các phiên đại hội được là tốt nhất, phải tham gia tích cực vào tiến trình đại hội và khi trở về phải truyền đạt cho các tín hữu của mình những kết quả, và định hướng của Đại hội.

Thư ngày 24/10/1925 gửi Hội đồng Tinh thần Quốc gia Mỹ và Canada, đăng trong “ Nền Quản trị Baha’i ”, trang 91-92 (31)

Tôi cảm thấy mình phải khẳng định lại tầm quan trọng và sự cần thiết mang tính chất sống còn của quyển bầu cử – một trách nhiệm thiêng liêng mà không một tín hữu trưởng thành nào để cho bị tước bỏ… Tuy nhiên, quyền đặc biệt này của tín hữu lại không quy định hay hàm ý bắt buộc phải bỏ phiếu nếu như người ấy cảm thấy điều kiện không cho phép người ấy thực hiện quyền đó một cách có lý trí và có hiểu biết. Đây là một vấn đề mà mỗi cá nhân quyết định theo lương tâm và ý nguyện của mình…

Trong phần viết tay của Đức Shoghi Effendi đính kèm thư ngày 28/4/1935 gửi Hội đồng Tinh thần Quốc gia Mỹ và Canada, đăng trong “ Thông điệp gởi Mỹ : Tuyển tập thư và điện gửi các tín hữu Baha’i ở Bắc Mỹ 1932 -1946 “,Wilmette: Nhà Xuất bản Baha’i, 1947, trang 3-4 (32)

TRÍCH THƯ CỦA TOÀ CÔNG LÝ QUỐC TẾ HOẶC VỚI TƯ CÁCH TOÀ CÔNG LÝ QUỐC TẾ

Về vấn đề tham dự của đại biểu tại Đại hội, Hội đồng Tinh thần Quốc gia cần phải làm rõ một điều là các đại biểu cần tự túc chi phí. Nếu như một đại biểu không thể tự túc được chi phí tham dự Đại hội, thì Hội đồng Tinh thần Địa phương hay những tín hữu trong đơn vị bầu cử của đại biểu đó sẽ đóng góp để trang trải chi phí đó, và Hội đồng Tinh thần Quốc gia chỉ hỗ trợ về tài chính khi các nguồn đó không thể trang trải đủ được…

Trích thư 9/2/1967 do Toà Công lý Quốc tế viết gửi tất cả các Hội đồng Tinh thần Quốc gia, đăng trong “Ánh sáng của sự hướng dẫn: một hồ sơ tham khảo của Baha’i” do Helen Hornby biên soạn ( New Delhi: Nhà Xuất bản Baha’i, 1983, trang 143 (33)

Không quy định số lượng phiếu tối thiểu cho một cuộc bầu cử, cả bầu Hội đồng Tinh thần Địa phương lẫn bầu đại biểu đi dự Đại hội Toàn quốc. Tuy nhiên, mọi cử tri đều nên đi bầu và Hội đồng của các đạo hữu cần phải khuyến khích tín hữu làm như vậy….

Trích thư 10/7/1980 viết theo lệnh của Toà Công lý Quốc tế gửi một Hội đồng Tinh thần Quốc gia (34)

Nói chung, nếu một đại biểu dự Đại hội Toàn quốc không thể trang trải được chi phí đi dự của mình thì các tín hữu trong đơn vị bầu cử của đại biểu đó sẽ được khuyến khích đóng góp để trang trải chi phí đó, Hội đồng Tinh thần Quốc gia xem xét và hỗ trợ về tài chính khi các nguồn đó không thể trang trải đủ được. Hội đồng Tinh thần Quốc gia không có nghĩa vụ phải trang trải cho chi phí đó. Hội đồng Tinh thần Quốc gia có thể quyết định chỉ trang trải một phần chi phí của đại biểu đó, chẳng hạn chi phí chuyến về…

Các cố vấn không nên lưỡng lự trong việc lưu ý Hội đồng Tinh thần Quốc gia về sự cần thiết phải quan tâm đến sự tham dự của các đại biểu tại Đại hội Toàn quốc, và đưa ra các lời khuyên về giá trị của việc hỗ trợ tài chính cho các đại biểu. Hơn nữa, các Cố vấn thông qua các vị Tuỳ viên và Phó Tuỳ viên phải nhấn mạnh vào giá trị của sự hỗ trợ tài chính của bản thân các tín hữu trong cộng đồng cho các đại biểu của địa phương mình đi dự Đại hội Toàn quốc. Cũng cần phải nhấn mạnh vào trách nhiệm quan trọng của các đại biểu trong trường hợp không đích thân đi dự được phải gửi phiếu kín theo đường bưu điện.

Trích thư nhắc nhở ngày 14/11/1988 của Tòa Công lý Quốc tế gửi Trung tâm Truyền giáo Quốc tế (35)

Đã đăng

trong chuyên mục

Bài viết liên quan