Khám phá về sự đóng góp của tôn giáo đối với hòa bình ở Đông Nam Á

Tôn giáo có một đóng góp độc đáo để mang đến sự tiến bộ cho xã hội và việc thực hiện hòa bình.

Đây là một trong những ý tưởng mà Văn phòng Khu vực của Cộng đồng Baha’i Quốc tế (BIC) tại Jakarta đã khám phá từ khi thành lập cách đây hai năm.

Ông Chong Ming Hwee, đại diện của Văn phòng khu vực Cộng đồng Baha’i Quốc tế tại Jakarta phát biểu.

“Tôn giáo và tâm linh được bắt rễ sâu trong tâm hồn của người Đông Nam Á”, ông Chong Ming Hwee, đại diện của Văn phòng khu vực BIC tại Jakarta giải thích. “Nổi bật trong đời sống hàng ngày của chúng ta, các nguyên lý và các giá trị tôn giáo tràn ngập trong ý thức, suy nghĩ, quyết định và hành động của chúng ta.”

“Có nhu cầu để chúng ta xem xét lại vị trí của tôn giáo trong thế giới hiện đại và đạt đến một điểm chung về những hiểu biết mới về những sự đóng góp có thể mang đến sự tiến bộ của toàn xã hội”, ông Chong tiếp tục.

Trong mối liên hệ này, Văn phòng của BIC tại Jakarta đã góp tiếng nói vào một cuộc đối thoại về cách giáo lý tâm linh có thể thúc đẩy ý thức của sự hiệp nhất của nhân loại bằng cách xây dựng một ý thức về bản sắc con người vượt qua sự chia rẽ tôn giáo, dân tộc và quốc gia.

Trọng tâm của nỗ lực này là niềm tin rằng tôn giáo—như là một hệ thống tri thức, cung cấp cái nhìn sâu sắc độc đáo về bản chất con người và xã hội—có một sức mạnh để khai thác năng lực của con người và truyền cảm hứng tạo cam kết hành động đến các cá nhân và toàn dân chúng.

“Có lẽ hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải hiểu được sức mạnh xây dựng của tôn giáo, bất chấp sức mạnh đó đã bị lạm dụng trong nhiều thế kỷ cho đến ngày nay, chúng tôi tin rằng sức mạnh này có thể giúp người dân vượt qua thành kiến xưa ​​cũ và cùng nhau làm việc trong một xã hội hòa hợp và công bằng”, ông Chong giải thích.

Lịch sử của tôn giáo Baha’i tại Đông Nam Á bắt đầu từ thời Đức Bahá’u’lláh. Vào cuối thập niên 1800, hai tín đồ Baha’i đã đi khắp khu vực, tham quan các thị trấn và làng mạc mà hiện nay là Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Kết quả của những nỗ lực của họ để chia sẻ giáo lý Baha’i với những người khác, một số cộng đồng Baha’i đầu tiên đã được hình thành.

Trong nhiều thập kỷ qua, các cộng đồng Baha’i đã được thành lập ở tất cả các nước trong khu vực, họ làm việc vì tình đoàn kết và xây dựng các cộng đồng, trong đó các nguyên lý trung tâm của Tôn giáo Baha’i—chẳng hạn như sự duy nhất của nhân loại và sự bình đẳng của phụ nữ và nam giới—sẽ dần dần tìm thấy biểu hiện trong các mô hình mới của sự giao tiếp và các mối quan hệ.

Việc thànhl lập văn phòng BIC tại Jakarta vào năm 2014 đánh dấu một mốc quan trọng trong những nỗ lực của Cộng đồng Baha’i để đóng góp vào tư tưởng về sự tiến bộ của xã hội và tâm linh trong khu vực Đông Nam Á. Ở đây, tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới đều hiện diện, và câu hỏi về vai trò của tôn giáo trong việc thúc đẩy hòa bình và thống nhất là rất phù hợp.

Những nỗ lực của BIC được thực hiện phối hợp với những tổ chức khác, bao gồm cả Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức khu vực lớn của Đông Nam Á. Những nỗ lực này bao gồm việc tham gia vào các cuộc hội thảo và diễn đàn, tổ chức những không gian cho việc đối thoại giữa các nhân tố khác nhau, và việc xuất bản các bài báo.

Ví dụ, trong năm qua BIC hỗ trợ một dự án Quỹ ASEAN khám phá vai trò của các tổ chức có ảnh hưởng của tôn giáo, góp phần vào sự tiến bộ của khu vực. Một đại diện BIC cũng đã được mời để phát biểu tại Hội nghị Hòa bình Quốc tế Malang thường niên lần thứ 2 vào tháng Tám.

Phản ánh về sự năng động của người dân khu vực Đông Nam Á, ông Chong nói rằng sự tiến bộ đang được thực hiện trong các cuộc đối thoại hòa bình “phản ánh mong muốn và nguyện vọng của họ về một khu vực tốt hơn.”

“Chúng tôi hy vọng rằng các cá nhân và các nhóm đang gia tăng sẽ làm việc vai kề vai vì sự tiến bộ của xã hội chúng ta.”